
Gốm Chu Đậu có họa tiết thuần Việt, mang giá trị nhân văn sâu sắc của Phật Giáo (chủ yếu là hoa sen, hoa cúc, đến cảnh chăn trâu, chim đậu trên cành, đàn cá bơi dưới nước…)
Hoạt động trên nhằm thúc đẩy mối quan hệ hợp tác giữa tỉnh Hải Dương, cũng như các địa phương Việt Nam với Pháp trên nhiều lĩnh vực như: kinh tế, văn hóa, bảo tồn và phát huy giá trị di sản, phát triển du lịch... Tạo cơ hội cho các đơn vị, doanh nghiệp Hải Dương tiếp cận, trao đổi, hợp tác kinh doanh, đẩy mạnh cơ hội phát triển thị trường khách du lịch nội địa và quốc tế... Gian hàng được trưng bày, giới thiệu từ ngày 13 - 16/4/2023, tại đường Đinh Tiên Hoàng.
Đền Kiếp Bạc cách cụm di tích chùa Côn Sơn khoảng 8km. Đây là nơi thờ người anh hùng dân tộc Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn. Quốc Công Tiết Chế Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn mất ngày 20/8 năm Canh Tý (tức ngày 5/9/1300). Triều đình đã tôn phong ông là Thái sư Thượng phụ, Thượng Quốc công, Nhân Vũ Hưng Đạo Đại vương; Nhân dân Đại Việt tôn ông là Cửu Thiên Vũ Đế Đức Thánh Trần, lập đền thờ tưởng nhớ công lao to lớn của ông. Trong tâm thức người dân, Hưng Đạo Đại vương là một vị Thánh linh thiêng.
Trước đó, ngày 7/4, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh chủ trì cuộc họp Ban Chỉ đạo Hội nghị hợp tác giữa các địa phương Việt Nam-Pháp lần thứ 12, diễn ra tại Hà Nội từ ngày 13 đến 16/4/2023.
Hội nghị hợp tác giữa các địa phương Việt Nam-Pháp là hoạt động được tổ chức luân phiên giữa hai nước theo định kỳ 3 năm/lần nhằm thúc đẩy quan hệ hợp tác, đầu tư giữa các địa phương Việt Nam và Pháp.
Được tổ chức đúng dịp hai nước kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Pháp (1973-2023), 10 năm quan hệ đối tác chiến lược, Hội nghị hợp tác giữa các địa phương Việt Nam-Pháp lần thứ 12 có chủ đề “Hợp tác địa phương: Động lực phục hồi và phát triển bền vững toàn diện sau đại dịch COVID-19”, với nhiều phiên thảo luận nhằm đưa ra những biện pháp hữu hiệu để tăng cường hợp tác cấp địa phương; kinh nghiệm trong việc ứng phó, chống chịu và phục hồi sau khủng hoảng về y tế và kinh tế...
Đáng chú ý, hội nghị có 4 phiên hội thảo chuyên đề, gồm: “Đô thị bền vững”; “Môi trường, nước và xử lý nước”; “Văn hóa, di sản và du lịch”; “Thành phố thông minh và số hóa”.
Bên cạnh đó, nhiều hoạt động bên lề cũng được tổ chức như: Không gian quảng bá các địa phương với quy mô 100-120 gian hàng, nhằm quảng bá, giới thiệu về văn hóa, địa điểm du lịch, các sản phẩm tiêu biểu, đặc trưng của các địa phương Việt Nam; Lễ hội “Balade en France” với quy mô 50 gian hàng của các doanh nghiệp Pháp-Việt hoạt động trong lĩnh vực nhà hàng, khách sạn, nông nghiệp, thực phẩm, được tổ chức dưới hình thức hội chợ nhằm giới thiệu đến công chúng về ngành nông nghiệp, công nghiệp thực phẩm Pháp và nghệ thuật văn hóa ẩm thực Pháp; Diễn đàn kinh tế Việt Nam-Pháp...
Nguồn: Tạp chí Thương trường