Nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cùng các đại biểu dâng hương
tưởng niệm Anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo. Ảnh: Thành Chung
Đồng chí Trương Tấn Sang, nguyên Ủy viên Bộ
Chính trị, nguyên Chủ tịch nước tới dự. Dự buổi lễ có các đồng chí Uỷ viên
Trung ương Đảng: Nguyễn Mạnh Hiển, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh;
Nguyễn Thế Kỷ, Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam; Trần Quốc Cường, Phó Bí thư
Tỉnh ủy Đắk Lắk.
Đại diện Ban tổ chức Lễ hội đọc văn tế tưởng niệm Anh hùng dân tộc Trần
Hưng Đạo. Ảnh: Thành Chung
Các đồng chí: Bùi Thanh Quyến, nguyên Ủy viên
Trung ương Đảng, nguyên Bí thư Tỉnh ủy, nguyên Chủ tịch HĐND tỉnh, nguyên
Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh; Vũ Văn Sơn, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy;
Nguyễn Dương Thái, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Đoàn Đại biểu
Quốc hội tỉnh; các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Thường trực
HĐND, lãnh đạo UBND, Ủy ban MTTQ tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể
của tỉnh, các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh, các chức sắc tôn giáo, tín
đồ phật tử cùng đông đảo nhân dân, du khách thập phương... tới dự Lễ tưởng
niệm.
Các đại biểu dự Lễ tưởng niệm 718 năm ngày mất của Anh hùng dân tộc
Trần Hưng Đạo. Ảnh: Thành Chung
Trong diễn văn tưởng niệm 718 năm ngày mất
của Anh hùng dân tộc Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn, đồng chí Lương Văn Cầu,
Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Tổ chức Lễ hội khẳng định: Hải
Dương là vùng đất có bề dày truyền thống lịch sử, văn hóa, là phên dậu phía Đông
của Kinh thành Thăng Long xưa, từ lâu đã nổi tiếng là vùng đất địa linh, nhân
kiệt. Tiêu biểu trong đó là khu di tích quốc gia đặc
biệt Côn Sơn - Kiếp Bạc. Vào thời Trần, Quốc công tiết chế Trần Hưng
Đạo đã lập đại bản doanh Vạn Kiếp, cùng vua tôi nhà Trần tổ chức hội quân với ý
chí quyết chiến, quyết thắng, đập tan ý đồ bành trướng của đế quốc Nguyên
Mông ở thế kỷ 13.
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Mạnh Hiển ban ấn cho người dân địa phương và
du khách thập phương. Ảnh: Thành Chung
Quốc công tiết chế Trần Hưng Đạo tên thật
là Trần Quốc Tuấn, sinh năm 1228, thuộc dòng dõi tôn thất quý
tộc nhà Trần. Là người tài năng, lại biết giữ gìn rường mối quốc gia nên
qua 4 đời vua Trần, ông đều được trọng dụng. Vào thế kỷ 13, quân
Nguyên Mông đã ba lần xâm lược nước ta. Dưới sự lãnh đạo tài tình của Trần
Hưng Đạo, quân đội nhà Trần đã vượt qua muôn vàn khó khăn và thử
thách “lấy ít địch nhiều, lấy yếu thắng mạnh”, đánh tan hàng vạn quân Nguyên Mông xâm
lược hùng mạnh, giành thắng lợi lẫy lừng.
Người dân địa phương và du khách thập phương dâng hương tưởng niệm Anh hùng
dân tộc Trần Hưng Đạo. Ảnh: Thành Chung
Nguyên Chủ tịch nước
Trương Tấn Sang cùng các đồng chí lãnh đạo, các đại biểu và cán bộ, nhân dân
địa phương, du khách thập phương đã thành kính dâng hương tưởng niệm 718 năm
ngày mất của Anh hùng dân tộc Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn.
Lễ tưởng niệm 718 năm ngày mất của Anh hùng dân tộc Hưng Đạo đại vương
Trần Quốc Tuấn cũng chính thức khai hội mùa Thu Côn Sơn - Kiếp Bạc. Lễ hội
năm nay diễn ra từ ngày 19.9 - 29.9 (10-20.8 âm lịch) với nhiều
nghi lễ truyền thống. Sau Lễ tưởng niệm, Ban Tổ chức Lễ hội tổ chức Lễ
khai ấn và ban ấn Đức thánh Trần.
Nguồn: Báo Hải Dương.